- Luật an toàn thực phẩm.
- Nghị định số 38/NĐ-CP ngày 25/4/2012 quy định hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật an toàn thực phẩm.
- Thông tư số 01/TT của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định Quy trình cấp chứng nhận an toàn thực phẩm.
2. Cơ quan quản lý, cấp phép:- Sở Kế Hoạch và Đầu Tư do Giấy phép kinh doanh;
- Chi cục Thú Y: Cơ sở kinh doanh, sản suất các mặt hàng thịt gia cầm gia súc tươi sống, mật ong.
- Chi cục Bảo Vệ Thực Vật: các cơ sở sản xuất kinh doanh rau quả, chè các loại.
- Chi cục QLCL và BVNL Thủy Sản: quản lý các cơ sở kinh doanh sản xuất các nguyên liệu, sản phẩm thủy hải sản các loại.
- Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn: những cơ sở sản xuất kinh doanh nguyên liệu, sản phẩm thuộc phạm vi quản lý của 2 chi cục nói trên trở lên sẽ xin cấp giấy tại Sở NN và PTNT.
- Giấy phép kinh doanh do quận, huyện cấp thì việc cấp chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm sẽ do quận, huyện đã cấp giấy phép kinh doanh đảm nhiệm.
- 3. Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
3.1 Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận ATTP bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP theo mẫu;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc quyết định thành lập;
c) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm;
d) Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được các cơ quan có chức năng quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh.
đ) Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm đã được cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp xác nhận đủ sức khoẻ;
e) Giấy chứng nhận ATTP (đối với trường hợp cơ sở có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận ATTP).
3.2 Trình tự, thủ tục cấp mới Giấy chứng nhận ATTP:
a) Cơ sở nộp 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP cho cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP quy định.
b) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP của cơ sở, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP phải xem xét tính đầy đủ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không đầy đủ;
c) Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP thực hiện thẩm tra hồ sơ kiểm tra, đánh giá phân loại cơ sở do đơn vị đã thực hiện, hoặc tổ chức đi kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm (nếu cần hoặc trong trường hợp cơ sở chưa được kiểm tra, đánh giá phân loại). Nếu đủ điều kiện thì cấp Giấy chứng nhận ATTP. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận ATTP thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3.3 Cấp lại Giấy chứng nhận ATTP:
a) Trước 06 (sáu) tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận ATTP hết hạn, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận ATTP trong trường hợp tiếp tục sản xuất kinh doanh.
b) Trường hợp Giấy chứng nhận ATTP vẫn còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất, bị hỏng, thất lạc, hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận ATTP, cơ sở phải có văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận ATTP theo Phụ lục 2 gửi cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP để được xem xét cấp lại.
DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA LUẬT GIA HOÀNG TRONG ĐẠI DIỆN THỰC HIỆN THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN THỰC PHẨM
Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm chúng tôi sẽ thực hiện các công việc sau:
- Tiếp nhận tài liệu, thông tin và yêu cầu của khách hàng: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngành nghề hoạt động chính, địa điểm sản xuất, chế biến, kinh doanh, cơ sở vật chất, năng lực lao động, các điều kiện khác mà khách hàng cung cấp.
- Tư vấn đầy đủ, chính xác các quy định pháp luật, các điều kiện cần và đủ trong của cơ sở xin cấp phép an toàn thực phẩm, tư vấn quy trình cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm...
- Khảo sát và tìm hiểu thực tế điều kiện của khách hàng: bố trí, khắc phục các điều kiện của khách hàng: dụng cụ, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng: bố trí hợp lý hệ thống như tường, cấp thoát nước, thoát khí, chất thải, kho bãi, bảo quản...
- Hướng dẫn và soạn thảo các mẫu biểu cần thiết như: Sổ sách theo dõi hàng hóa nhập và xuất; sổ quản lý nhân sự; sơ đồ, quy trình sản xuất sản phẩm...
- Tư vấn và liên hệ lớp tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm và hướng dẫn kiểm tra sức khỏe nhân viên theo quy định.
- Đại diện khách hàng soạn thảo hồ sơ và nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP, nhận kết quả tại cơ quan cấp phép theo quy định.
- Liên hệ và thông báo lịch làm việc của Đoàn thẩm định an toàn thực phẩm đến khách hàng.
- Đại diện khách hàng nhận Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm tại cơ quan cấp phép.
Thời gian hoàn thành công việc là: 35 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ và khách hàng đáp ứng đủ các điều kiện luật định.
Luật Gia Hoàng rất hân hạnh được Quý khách hàng lựa chọn cung cấp dịch vụ pháp lý.
Trân trọng
Luật sư Phan Mai