Sở hữu và bảo vệ quyền sở hữu là hai vấn đề gắn liền với nhau. Khi nhắc đến quyền sở hữu thì người ta luôn đề cập đến các phương pháp để bảo vệ quyền được cầm nắm thứ tài sản đó trước cả thế giới. Đối với doanh nghiệp, bảo vệ các tài sản là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Trong đó, sở hữu trí tuệ không phải là hữu hình, nó là một loại “tài sản đặc biệt” cần được doanh nghiệp đưa ra các hình thức để bảo vệ.
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ngày càng được các doanh nghiệp thực hiện để chống lại các hành vi ăn cắp và lợi dụng của doanh nghiệp và cá nhân khác.
Ngày nay, với sự tham gia các công ước, hiệp ước của các quốc gia ngày càng rộng, sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp được bảo vệ dưới nhiều lĩnh vực khác nhau như:
Đối với nhận diện thương hiệu:
Ngày nai, sự ra đời của hàng ngàn doanh nghiệp mỗi ngày, nhưng khách hàng vẫn có thể phân biệt được các thương hiệu nổi tiếng, luôn cập nhật thông tin về nó. Ví dụ như Nokia, Toyata, Macdonal…Khi người dùng nghe, nhìn các cụm từ thì lập tức có những hình dung, kết nối tự động với công ty sở hữu nhãn hàng đó.
Vậy nhận dạng thương hiệu được thể hiện ở nhiều khía cạnh như: hình ảnh, lời nói, âm thanh mà người dùng có thể phân biệt được doanh nghiệp đó trong hàng ngàn các doanh nghiệp khác. Ngoài ra, logo gắn với tên doanh nghiệp cũng là một nhận diện đặc trưng và cũng là đối tượng bảo hộ của Luật sở hữu trí tuệ như một nhãn hiệu hàng hóa.
Vậy để nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp bạn không bị sao chép thì một điều nên làm đó là đăng ký bảo hộ các yếu tố nhận diện thương hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Quyền tác giả trong doanh nghiệp:
Quyền tác giả hay tác quyền là độc quyền của một tác giả cho tác phẩm của mình như: các bài viết về khoa học hay văn học, sáng tác nhạc, ghi âm, tranh vẽ, hình chụp, phim và các chương trình truyền thanh. Quyền này bảo vệ các quyền lợi cá nhân và lợi ích kinh tế của tác giả trong mối liên quan với tác phẩm này. Công ước Berne cho phép tác giả được hưởng tác quyền suốt đời cộng thêm tối thiểu 50 năm sau đó. Tuy nhiên các quốc gia tuân thủ công ước được phép nâng thời hạn hưởng tác quyền dài hơn
Luật bản quyền bảo vệ tác phẩm nghệ thuật, âm nhạc, và lời nói. Tổ chức hoặc cá nhân trong tổ chức tạo ra tác phẩm nghệ thuật nhằm mục đích phát triển doanh nghiệp thì cần được bảo hộ quyền tác giả tại cơ quan chức năng. Ví dụ: Một đoạn ghi hình quảng cáo sản phẩm, dịch vụ được phát trên truyền hình, một nghiên cứu ứng dụng để phát triển kinh doanh, sản xuất…
Đăng ký bảo hộ sáng chế
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp một mặt luôn vận dụng các điều kiện hiện có của nhân loại. Mặt khác, các sáng chế mới cũng được ra đời để đáp ứng các nhu cầu của doanh nghiệp. Một sáng chế đáp ứng các điều kiện của: Có tính mới, tính sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp
Đăng ký sáng chế và để được cấp văn bằng bảo hộ cần có thời gian và chi phí. Vậy điều cân nhắc của doanh nghiệp là sáng chế đó có mang lại hiệu quả kinh tế và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp hơn các chi phí doanh nghiệp đầu tư. Đó là bài toán cho các nhà quản lý doanh nghiệp là đăng ký bảo hộ sáng chế độc quyền tại cơ quan sở hữu trí tuệ hay sử dụng sáng chế và tự bảo vệ sản phẩm của mình.
Bí mật thương mại
Bí mật thương mại là những thông tin được sử dụng trong quá trình tiến hành hoạt động kinh doanh không được nhiều người biết tới nhưng lại có thể tạo cơ hội cho người sở hữu nó có một lợi thế so với những đối thủ cạnh tranh không biết hoặc không sử dụng những thông tin đó.
Bí mật thương mại bao gồm công thức, thành phần một sản phẩm, thiết kế một kiểu máy móc, công nghệ và kỹ năng đặc biệt, các đề án tài chính, quy trình đấu thầu các dự án có giá trị lớn...
Bí mật thương mại cần phải được bảo vệ vì nó là một loại tài sản đặc biệt mang lại lợi nhuận cho công ty. Nếu bí mật thương mại bị tiết lộ sẽ dẫn đến hậu quả làm mất lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh của công ty. Vì vậy, những người lao động trực tiếp liên quan đến bí mật thương có nghĩa vụ bảo mật không được tiết lộ hay sử dụng thông tin tích luỹ được trong quá trình hoạt động.
Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp là vấn đề rất phức tạp. Khi làm chủ một doanh nghiệp cũng đồng thời bạn đang sở hữu những sản phẩm trí tuệ cần được bảo vệ. Để làm tốt được điều này hiệu quả rhif doanh nghiệp nên lựa chọn cho doanh nghiệp mình một luật sư có kinh nghiệm về vấn đề này.
Bài viết này cung cấp một bản tóm tắt, giới thiệu chung về chủ đề này. Để nắm rõ về vấn đề này xin vui lòng liên hệ với luật sư sở hữu trí tuệ của Công ty Luật Gia Hoàng.
Luật sư Phan Mai